Nghỉ công việc ổn định có mức lương lên đến 25 triệu đồng/tháng anh chung vốn làm ăn với người bạn thân. Tuy nhiên chưa đầy một năm sau, anh bị chính người bạn này “hất” ra khỏi cuộc chơi mà tiền cũng chẳng được hoàn lại đủ.
Tiểu Lai cho biết chuyện sẽ chẳng có gì nếu Covid-19 không xuất hiện. Trong thời điểm thực hiện lệnh phong toả, cũng như các hộ kinh doanh khác, Tiểu Lai và người bạn của mình gồng lỗ nặng vì doanh thu giảm nghiêm trọng mặc dù đã chuyển đổi sang hình thức kinh doanh online.
Ngay sau khi tình hình ổn định trở lại, người bạn kia đề xuất Tiểu Lai nâng cấp nhà hàng. Người này cho rằng lẩu nướng bằng chảo gang giờ không được lòng khách hàng. Vì thế người bạn của Tiểu Lai đề xuất chuyển sang phát triển kiểu lẩu nướng bằng than hoa có hút mùi.
Nhận thấy dịch vẫn còn ảnh hưởng dài, cứ vài tháng lại có ca nhiễm mới, Tiểu Lai nhận thấy việc mở rộng kinh doanh ở thời điểm này là quyết định mạo hiểm. Vì thế anh không đồng ý với quyết định này.
Cương quyết với đề xuất của mình, người bạn của Tiểu Lai đề nghị anh thoái vốn để mình người bạn này tự mở rộng. Tiểu Lai đồng ý. Sau khi tính toán tất cả, Tiểu Lai nhận về 200 triệu đồng từ số tiền đầu tư ban đầu. Cộng với số tiền chia lợi nhuận hàng tháng (tháng có, tháng không) thực tế anh vẫn chưa hoàn được 500 triệu đồng.
Thậm chí người bạn của Tiểu Lai nói rằng do vừa mới ảnh hưởng của Covid-19 nên sẽ chưa trả ngay được số tiền này nên thống nhất sẽ thanh toán dần trong vòng 1 năm sau đó. Vì cũng không muốn gây khó dễ với bạn của mình nên Tiểu Lai ngậm ngùi đồng ý.
Mất cả tiền, cả bạn vì chung vốn làm ăn
Vào giữa năm 2019, anh được một người bạn thân thời đại học rủ tập tành kinh doanh. Với suy nghĩ cần phải bước ra khỏi vùng an toàn và làm công ăn lương mãi thì bao giờ mới giàu, anh đồng ý mà không suy nghĩ nhiều. Đồng thời anh cũng quyết định nghỉ công việc văn phòng để tập trung phát triển kinh doanh.
Với câu hỏi sẽ buôn bán gì thì Tiểu Lai và người bạn của mình đều đồng quan điểm sẽ mở cửa hàng lẩu nướng. Về vốn đầu tư, 2 người thỏa thuận sẽ chia đều, mỗi người góp 150000 NDT (hơn 500 triệu đồng). Vì đều là mối quan hệ lâu năm nên việc làm ăn của Tiểu Lai không có kí kết gì.
Đều là người không có kinh nghiệm trong chuyện kinh doanh, Tiểu Lai và người bạn sẵn sàng lấy công làm lãi ở một vài tháng đầu.
Tuy nhiên ngay khi mới mở cửa, nhà hàng đã thu hút một lượng lớn khách hàng bởi chất lượng món ăn, đặc biệt là việc phục vụ được chú trọng. Doanh thu ngay tháng đầu đã khởi sắc. Sang đến tháng thứ 2, thứ 3 doanh thu vẫn duy trì ổn định.
Tuy nhiên có một lý do Tiểu Lai muốn cắt đứt mối quan hệ bạn bè vì phát hiện ra sau khi anh đi ngay lập tức có một chủ đầu tư khác thế chỗ. Tuy nhiên hình thức kinh doanh của nhà hàng vẫn không đổi, vẫn là lẩu nướng bằng chảo gang và chỉ đổi tên quán.
Đến lúc này, Tiểu Lai nhận ra mình như bị lợi dụng vì nếu hình thức đó không được lòng khách hàng tại sao anh bạn này vẫn tiếp tục phát triển. Tiểu Lai cho biết có thể lời mời chuyển đổi mô hình quán lẩu là cái cớ để người bạn này đẩy anh ra khỏi cuộc chơi này.
Hùn hạp thế nào để không gặp phải ‘đồng sàng dị mộng’
Trường hợp của Tiểu Lai không phải là hiếm gặp trong câu chuyện hùn vốn làm ăn với bạn bè. “Tránh bạn bè” được xem là luật ngầm của đại đa số dân đầu tư kinh doanh lâu năm.
Mối quan hệ công việc cần công tư phân minh, xử sự công bằng, tuyệt đối không thiên vị hay bất công với bất cứ ai. Do đó, việc hợp tác làm ăn kết hợp thêm một tầng quan hệ bạn bè hoặc người thân sẽ khiến đôi bên trở nên khó xử hơn.
Nhiều vấn đề nhạy cảm, liên quan đến lợi ích, tiền tài, tranh chấp quan điểm… đều không dễ xử lý tốt khi quan hệ trở nên quá mật thiết. Chưa kể tới việc, khi bất đồng không được giải quyết, mối quan hệ giữa đôi bên rất dễ rạn nứt.
Đây chính là lý do mà người ta cho rằng, muốn làm ăn lớn thì không nên đi cùng bạn bè hoặc người thân kẻo mất cả tình lẫn tiền. Đôi khi, chúng ta phải trở thành người xa lạ với chính những người thân thiết với mình ở một số phương diện nào đó, trong đó bao gồm việc làm ăn kinh doanh.
Tuy nhiên có một lý do Tiểu Lai muốn cắt đứt mối quan hệ bạn bè vì phát hiện ra sau khi anh đi ngay lập tức có một chủ đầu tư khác thế chỗ. Tuy nhiên hình thức kinh doanh của nhà hàng vẫn không đổi, vẫn là lẩu nướng bằng chảo gang và chỉ đổi tên quán.
Đến lúc này, Tiểu Lai nhận ra mình như bị lợi dụng vì nếu hình thức đó không được lòng khách hàng tại sao anh bạn này vẫn tiếp tục phát triển. Tiểu Lai cho biết có thể lời mời chuyển đổi mô hình quán lẩu là cái cớ để người bạn này đẩy anh ra khỏi cuộc chơi này.
Hùn hạp thế nào để không gặp phải ‘đồng sàng dị mộng’
Trường hợp của Tiểu Lai không phải là hiếm gặp trong câu chuyện hùn vốn làm ăn với bạn bè. “Tránh bạn bè” được xem là luật ngầm của đại đa số dân đầu tư kinh doanh lâu năm.
Mối quan hệ công việc cần công tư phân minh, xử sự công bằng, tuyệt đối không thiên vị hay bất công với bất cứ ai. Do đó, việc hợp tác làm ăn kết hợp thêm một tầng quan hệ bạn bè hoặc người thân sẽ khiến đôi bên trở nên khó xử hơn.
Nhiều vấn đề nhạy cảm, liên quan đến lợi ích, tiền tài, tranh chấp quan điểm… đều không dễ xử lý tốt khi quan hệ trở nên quá mật thiết. Chưa kể tới việc, khi bất đồng không được giải quyết, mối quan hệ giữa đôi bên rất dễ rạn nứt.
Đây chính là lý do mà người ta cho rằng, muốn làm ăn lớn thì không nên đi cùng bạn bè hoặc người thân kẻo mất cả tình lẫn tiền. Đôi khi, chúng ta phải trở thành người xa lạ với chính những người thân thiết với mình ở một số phương diện nào đó, trong đó bao gồm việc làm ăn kinh doanh.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là cứ hợp tác với bạn bè đều trở nên thất bại. Ví dụ như câu chuyện của 2 nhà đồng sáng lập Google: Larry Page và Sergey. Mặc dù tính cách của cả 2 có nhiều điểm khác biệt nhưng chính nhờ sự công nhận , tôn trọng đối phương, cả hai sau đó đã tìm ra nhiều điểm chung với bộ môn khoa học máy tính. Để rồi họ trở thành cặp đôi thay đổi toàn bộ nền công nghệ thế giới khi cho ra đời công cụ tìm kiếm Google. Hay câu chuyện của hai nhà đồng sáng lập Sony, Akio Morita và Masaru lbuka cũng là một ví dụ,
Vì thế hùn hạp tùy theo cách thức của mỗi người sẽ cho ra kết quả khác nhau. Song để chuyện hùn hạp không gặp phải ‘đồng sàng dị mộng’, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, sẽ rất nguy hiểm khi những người bạn bắt đầu kinh doanh với nhau mà không có thỏa thuận giấy trắng, mực đen. Bạn bè rủ nhau hùn hạp dù có thân thiết đến mức nào nhất quyết phải ký giấy tờ thoả thuận công việc từng người, số cố phần tương ứng trước khi bỏ tiền ra góp… Vì đến khi quán hay công ty có lợi nhuận thì đó là miếng mồi thơm thúc đẩy lòng tham của con người. Lúc đó, nếu không may, bạn hoàn toàn bị đối phương kiếm cớ đẩy bạn ra.
Thứ hai, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn chọn nhầm đối tác làm ăn. Bạn phải kiểm tra kỹ nhân cách của người chuẩn bị hùn hạp xem họ là người được đánh giá thế nào? Phải tỉnh táo để ý tất cả những chi tiết diễn ra xung quanh họ, tuy nhỏ nhặt nhưng phản ánh chân thực nhất con người của đối tượng sẽ làm ăn chung. Những người nóng nảy, độc đoán thích làm theo ý riêng... tuyệt đối không nên hợp tác vì chắc chắn sẽ rạn nứt và đỗ vỡ.
Cuối cùng là phải mạnh mẽ đối diện sự thật. Nếu bạn lỡ đang hợp tác với một trong số những người như nêu trên và đang nếm trái đắng thì cũng đừng tự trách bản thân. Hãy xem sai lầm đó sẽ là một bài học sâu sắc trên con đường sự nghiệp của bạn.
Bản quyền © 2023 thuộc về VNTRADES.COM. Giấy phép số 220/GP-BC của BVHTT