Sau sốt nóng, điện mặt trời mái nhà sốt vó hợp thức giấy phép

Những công trình điện mặt trời mái nhà hoàn thành năm 2020 trở về trước tưởng có thể “ăn ngon ngủ yên”, song hiện nay, nhiều nhà đầu tư có nguy cơ phá sản vì thiếu... giấy phép xây dựng. Nhà đầu tư đi xin nhưng không ai cấp.

“Tối hậu thư” cho điện mặt trời mái nhà

“Chúng tôi đang rất lo lắng”, ông Nguyễn Văn T. - một nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà không khỏi sốt ruột khi phản ánh câu chuyện của mình với PV. VietNamNet.

Tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) ở các khu công nghiệp với mức giá tại Quyết định 13/2020 là 1.943 đồng/kWh, ông T. hồ hởi nghĩ về khoản lợi thu được từ việc bán điện sạch cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thế nhưng, ông không nghĩ có ngày dự án đã bán điện rồi vẫn có nguy cơ phải dừng hoạt động.

Còn đối với các chủ mái nhà là các doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng điện mặt trời với các nhà mua hàng quốc tế, việc tháo dỡ, dừng vận hành các hệ thống ĐMTMN làm trầm trọng thêm nguy cơ mất và giảm đơn hàng. 

Lý do xuất phát từ công văn số 894/EVNSPC-KD+PC ngày 13/2/2023 của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) yêu cầu chủ đầu tư ĐMTMN cung cấp các hồ sơ pháp lý còn thiếu trước 31/3/2023.

Văn bản này ra đời sau khi Kiểm toán Nhà nước “tuýt còi” việc thanh toán cho các dự án ĐMTMN chưa đủ hồ sơ.

Công văn 894 thông báo các điện lực địa phương sẽ ngắt kết nối hệ thống ĐMTMN sau ngày 30/6/2023 nếu “các hồ sơ còn thiếu” không được bổ sung đúng thời hạn.

Hồ sơ được đề cập là văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu thiết kế về phòng cháy chữa cháy; giấy phép xây dựng, giấy phép cải tạo sửa chữa công trình; giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường.

“Việc các hệ thống ĐMTMN có thể bị đình chỉ thanh toán, ngừng hoạt động sẽ gây ra tổn thất tài chính và kinh doanh không thể khắc phục cho các nhà đầu tư nói riêng và toàn bộ các đơn vị đầu tư ĐMTMN nói chung”, nhà đầu tư này lo lắng.

“Lúc bùng nổ ĐMTMN, không có một hướng dẫn nào về việc lắp đặt ĐMTMN phải xin các loại giấy phép. Doanh nghiệp đã chạy đến Sở Xây dựng các tỉnh thành để hỏi nhưng không đơn vị nào cấp phép, vì chưa có hướng dẫn”, nhiều doanh nghiệp khác phản ánh. Đến năm 2021, các tỉnh, các khu công nghiệp mới đòi công trình ĐMTMN phải có các loại giấy phép kể trên.

Điều trớ trêu là, thời điểm trước 28/12/2020, Bộ Xây dựng chưa ra các văn bản, quy định quản lý an toàn xây dựng ngành nghề này một cách cụ thể; Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ cũng chưa đưa ra hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế PCCC trước tháng 9/2020.

“Trước yêu cầu bổ sung hồ sơ pháp lý, các doanh nghiệp đã liên hệ Sở Xây dựng, UBND huyện nơi dự án đang hoạt động để xin cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, câu trả lời chúng tôi nhận được là không thể xin giấy phép xây dựng cho công trình đã lắp đặt”, một nhà đầu tư chia sẻ về tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Tại văn bản trả lời các doanh nghiệp ngày 15/3, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cũng khẳng định: Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Do đó, đối với công trình đã được xây dựng hoàn thành thì cơ quan có thẩm quyền không có cơ sở để xem xét việc cấp giấy phép xây dựng.

Công văn 894 thông báo các điện lực địa phương sẽ ngắt kết nối hệ thống ĐMTMN sau ngày 30/6/2023 nếu “các hồ sơ còn thiếu” không được bổ sung đúng thời hạn.

Hồ sơ được đề cập là văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu thiết kế về phòng cháy chữa cháy; giấy phép xây dựng, giấy phép cải tạo sửa chữa công trình; giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường.

“Việc các hệ thống ĐMTMN có thể bị đình chỉ thanh toán, ngừng hoạt động sẽ gây ra tổn thất tài chính và kinh doanh không thể khắc phục cho các nhà đầu tư nói riêng và toàn bộ các đơn vị đầu tư ĐMTMN nói chung”, nhà đầu tư này lo lắng.

“Lúc bùng nổ ĐMTMN, không có một hướng dẫn nào về việc lắp đặt ĐMTMN phải xin các loại giấy phép. Doanh nghiệp đã chạy đến Sở Xây dựng các tỉnh thành để hỏi nhưng không đơn vị nào cấp phép, vì chưa có hướng dẫn”, nhiều doanh nghiệp khác phản ánh. Đến năm 2021, các tỉnh, các khu công nghiệp mới đòi công trình ĐMTMN phải có các loại giấy phép kể trên.

Điều trớ trêu là, thời điểm trước 28/12/2020, Bộ Xây dựng chưa ra các văn bản, quy định quản lý an toàn xây dựng ngành nghề này một cách cụ thể; Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ cũng chưa đưa ra hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế PCCC trước tháng 9/2020.

“Trước yêu cầu bổ sung hồ sơ pháp lý, các doanh nghiệp đã liên hệ Sở Xây dựng, UBND huyện nơi dự án đang hoạt động để xin cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, câu trả lời chúng tôi nhận được là không thể xin giấy phép xây dựng cho công trình đã lắp đặt”, một nhà đầu tư chia sẻ về tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Tại văn bản trả lời các doanh nghiệp ngày 15/3, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cũng khẳng định: Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Do đó, đối với công trình đã được xây dựng hoàn thành thì cơ quan có thẩm quyền không có cơ sở để xem xét việc cấp giấy phép xây dựng.

Về việc nhà đầu tư phản ánh đi xin giấy phép xây dựng nhưng không được cấp vì công trình đã hoàn thành, lãnh đạo EVN SPC cho hay đã nắm được thông tin này. Khi EVN SPC làm việc với tỉnh Bình Dương, nơi tập trung rất nhiều dự án ĐMTMN, thực trạng tương tự cũng được ghi nhận. Sau khi tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, Bình Dương sẽ đi theo hướng kiểm định an toàn công trình ĐMTMN trong khi chờ Bộ Xây dựng ra hướng dẫn về giấy phép. Các công trình đáp ứng hồ sơ kiểm định an toàn kết cấu công trình xây dựng sẽ được chấp thuận.

“Tổng công ty cũng đồng ý với phương án này”, lãnh đạo EVN SPC chia sẻ hướng giải quyết và khẳng định đến nay chưa dừng mua điện của các nhà đầu tư ĐMTMN.

Song không phải tỉnh nào cũng như Bình Dương. Tài liệu của VietNamNet có được cho thấy các địa phương vẫn hướng dẫn mỗi nơi một kiểu.

Ví dụ, tại văn bản trả lời các doanh nghiệp ngày 15/3, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho rằng việc cải tạo công trình nhà xưởng (cụ thể thi công cải tạo mái nhà để lắp đặt hệ thống điện mặt trời) có nội dung sửa chữa, cải tạo làm thay đổi công năng sử dụng, làm ảnh hưởng an toàn kết cấu chịu lực công trình, ảnh hưởng đến an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. Do vậy việc lắp đặt ĐMTMN không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Chủ sở hữu công trình phải xin giấy phép xây dựng trước khi thực hiện theo quy định.

Giờ đây, các địa phương lại phải kiến nghị cơ quan Trung ương (Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương) hướng dẫn cụ thể và thống nhất trên cả nước về trình tự đầu tư ĐMTMN. Hướng dẫn này không chỉ tháo gỡ khó khăn cho các hệ thống ĐMTMN đã đầu tư mà sẽ áp dụng cho toàn bộ các dự án đang và sẽ triển khai nhằm cung cấp điện sạch cho các doanh nghiệp sản xuất.

Còn các nhà đầu tư vẫn lơ lửng nỗi lo công trình ĐMTMN phải dừng vận hành, không được bán điện cho EVN.

 

Nguồn Vietnamnet

250

Bản quyền © 2023 thuộc về VNTRADES.COM. Giấy phép số 220/GP-BC của BVHTT